Bitcoin (BTC)

$ 39,734.65 2.50%

Ethereum (ETH)

$ 2,162.27 2.92%

BNB (BNB)

$ 226.80 0.27%

TRON (TRX)

$ 0.102880 0.43%

Chainlink (LINK)

$ 15.87 0.96%

DeFi là gì? Ưu và nhược điểm của DeFi

Trong thế giới tiền điện tử, có rất nhiều xu hướng nổi lên rồi chìm xuống dẫu được kỳ vọng bởi rất nhiều người.

Tuy nhiên có 1 xu hướng đã vụt sáng thành sao, được bàn tán nhiều nhất trong giới crypto. Đó là DeFi, mô hình tài chính phi tập trung. Vì coin trong nhóm DeFi đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Vậy cụ thể DeFi là gì? Đâu là ưu và nhược điểm của DeFi? Các bạn hãy cùng OTB tìm hiểu bài viết sau nhé!

Defi là gì?

DeFi (Decentralized Finance) hay còn gọi là Tài Chính Phi Tập Trung. Nói theo cách dễ hiểu, DeFi là phiên bản tiền điện tử của ngành tài chính. Nhưng khác là DeFi không có cơ quan quản lý tập trung. Cộng đồng là những người đưa ra các quyết định quan trọng.

Để hiểu sâu hơn về DeFi, trước tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về CeFi (Centralized Finance) hay còn gọi là tài chính tập trung.

Trong CeFi, cơ quan chức năng có quyền kiểm soát mọi thứ. Người dùng chỉ được thuận theo các quy tắc hoạt động mà cơ quan đưa ra. Vì thế chúng ta dễ dàng nhận ra những nhược điểm sau:

  • Quyền lực tập trung lại một chỗ nên hoạt động nào cũng cần phải xin phép
  • Cần thông qua bên trung gian thứ 3
  • Vấn đề về tính minh bạch và sự tín nhiệm

Đây là những hạn chế mà tài chính tập trung cần tìm cách giải quyết. Và DeFi ra đời đã có thể khắc phục những nhược điểm của mô hình CeFi. Những ưu điểm đó đã góp phần giúp DeFi trở nên nổi bật trên sân khấu crypto.

Bản chất của DeFi

DeFi là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Vì thế, nó sở hữu những ưu điểm của blockchain như là:

  • Phi tập trung: không có sự tồn tại của tổ chức hay cơ quan chức năng. Người dùng sẽ có toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái qua ứng dụng phi tập trung và ứng dụng ngang hàng.
  • Tính minh bạch: những tác động của con người sẽ được hạn chế. Bởi vì tất cả hoạt động đều được ghi nhận và công khai.
  • Không cần sự cho phép: tất cả người dùng đều bình đẳng với nhau và không cần đăng ký với thủ tục rườm rà.
  • Chi phí thấp: bởi vì không có cơ quan hay tổ chức nên mọi chi phí trả cho bên thứ 3 đều được cắt giảm.
  • Không cần uỷ thác: người dùng cần uỷ thác cho bên thứ 3. Hiện giờ, người nhận vai trò này là Smart Contract, đồng thời duy trì luật chơi trong thị trường DeFi.

Tại sao DeFi lại quan trọng?

Trong thị trường tiền mã hoá, DeFi bắt đầu từ Bitcoin và ngày càng mở rộng các ứng dụng trên các blockchain khác nhau. DeFi tạo ra giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống nhưng không cần tốn các chi phí liên quan như chi phí công ty, tiền lương cho nhân viên, sàn giao dịch… Điều này giúp tạo ra thị trường tài chính mở cho tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi một cách miễn phí, minh bạch, công bằng mà chỉ cần có kết nối internet là có thể truy cập được.

DeFi hoạt động như thế nào?

Người dùng thường tương tác với DeFi thông qua các dApp (ứng dụng phi tập trung). Khác với ngân hàng thông thường, bạn không cần điền thông tin cá nhân để mở tài khoản.

Dưới đây là những cách người dùng tương tác với DeFI:

Cho vay: Cho vay tiền mã hoá của bạn để kiếm tiền lãi và phần thưởng mỗi phút, chứ không phải mỗi tháng một lần

Nhận khoản vay: Vay tiền ngay lập tức mà không phải điền vào bất cứ thủ tục giấy tờ nào, ngay cả “các khoản vay nhanh” cực kỳ ngắn hạn mà các tổ chức tài chính không cho phép.

Giao dịch: Thực hiện các giao dịch ngang hàng đối với một số tiền mã hoá nhất định mà không cần bất cứ môi giới nào.

Tiết kiệm cho tương lai: Giống như hình thức tiết kiệm tại ngân hàng, bạn khóa token của mình lại và nhận được lãi suất tốt hơn ở các ngân hàng

Mua các sản phẩm phái sinh: Đặt cược ngắn hạn hoặc dài hạn một số tài sản nhất định. Hãy coi đây là phiên bản tiền mã hoá của quyền chọn cổ phiếu hoặc hợp đồng tương lai.

Những thách thức mà các dự án DeFi phải đối mặt là gì?

Nhiều vấn đề và rủi ro mà dự án DeFi phải đối mặt có liên quan đến công nghệ blockchain. Vì hơn 90% dự án DeFi dựa trên blockchain Ethereum, chúng ta sẽ coi như những thách thức đối với Ethereum chính là thách thức của DeFi:

1. Sự không ổn định

Nếu blockchain lưu trữ dự án DeFi không ổn định, thì dự án sẽ thừa hưởng sự không ổn định này. Blockchain Ethereum vẫn đang trải qua nhiều thay đổi, chẳng hạn như xảy ra những lỗi khi chuyển từ hệ thống PoW sang hệ thống Eth 2.0 PoS mới có thể tạo ra rủi ro cho các dự án DeFi.

2. Khả năng mở rộng

Một vấn đề lớn khác với các dự án DeFi là khả năng mở rộng của blockchain máy chủ (host blockchain)

Hai vấn đề chính nảy sinh từ vấn đề mở rộng:

  • Giao dịch mất nhiều thời gian để được xác nhận
  • Giao dịch cực kỳ đắt đỏ vào thời điểm tắc nghẽn

Ethereum hoạt động hết công suất, có thể xử lý khoảng 13 giao dịch mỗi giây. Trong khi đó, các đối tác tập trung có thể xử lý hàng nghìn giao dịch.

3. Các vấn đề của Smart Contract

Lỗ hổng Smart Contract là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề cho các dự án DeFi. Nếu xảy ra một sai sót nhỏ trong đoạn code của Smart Contract, có thể dẫn đến việc mất tiền.

4. Tính thanh khoản thấp

Tính thanh khoản có thể được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các dự án dựa trên token DeFi và các giao thức blockchain. Tổng giá trị bị khóa trong DeFi là hơn 12,5 tỷ đô vào tháng 10 năm 2020. Đây là một sự sụt giảm lớn khi so sánh với các hệ thống tài chính truyền thống.

5. Thế chấp quá mức

Việc kinh doanh cho vay tiền mã hoá là dịch vụ hấp dẫn ở DeFi. Nhưng doanh nghiệp này gặp phải tình trạng thế chấp quá mức. Nó xảy ra khi giá trị của tài sản đặt cọc (của người đi vay) cao hơn nhiều so với số tiền vay.

6. Khả năng tương tác thấp

Có nhiều loại blockchain khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain. Mỗi loại đều có cộng đồng và hệ sinh thái DeFi riêng. Khả năng tương tác cho phép các nền tảng, công cụ, DApp và hợp đồng thông minh DeFi trên các blockchain khác nhau tương tác với nhau. Tuy nhiên, nhiều dự án đã bị sập trước khi điều này trở nên đơn giản hơn.

7. Vấn đề về bảo hiểm

Bảo hiểm bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp xảy ra hack hoặc các hoạt động gian lận khác. Bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng đối với tài chính tập trung trong khi nó lại rất hiếm ở DeFi.

8. Tập trung hóa

Tạo ra nền tài chính phi tập trung là mục đích chính của việc tạo ra bitcoin và blockchain. Nhưng đôi khi tài chính phi tập trung không được phi tập trung như mong muốn. Lợi ích của phi tập trung là giảm đáng kể khả năng lừa đảo

“Sushiswap” là một dự án DeFi. Founder ẩn danh của Sushiswap đã rug pull (nghĩa là rút hỗ trợ một cách bất ngờ) dự án chuyển tất cả tokens Sushi của mình sang ETH vào 05/09/2020. Giá của token SUSHI đã tăng lên 10 đô sau khi tách khỏi giao thức Uniswap và giảm xuống còn 0,6 đô (tại thời điểm viết bài) sau khi founder chuyển đổi tokens của mình. Đây là ví dụ về cách xảy ra lỗi trong DeFi.

9. Trách nhiệm của bạn

Giả sử không có rủi ro và sự cố, thì DeFi vẫn không chịu trách nhiệm về những sai lầm của bạn. DeFi chuyển trách nhiệm từ người trung gian sang người dùng. Nếu bạn mất tiền do nhầm lẫn thì sẽ không có ai chịu trách nhiệm.

Do đó, việc tạo ra một số công cụ để ngăn lỗi của con người là rất cần thiết trong không gian DeFi. Sự tự do đi kèm với trách nhiệm, nhiều người dùng không quen với việc cẩn thận như thế này. Điều đó có thể dẫn đến việc họ bị mất tiền hoặc bị lừa đảo.

DeFi khá mới và vẫn đang được thử nghiệm. Nó tồn tại một số vấn đề và sự cố, đặc biệt là về bảo mật. Các developer và fans của tài chính phi tập trung hy vọng những vấn đề này sẽ có thể được giải quyết trong tương lai gần.

Lời kết:

DeFi vẫn đang trong giai đoạn đầu của chu trình phát triển. Với những tính năng vượt trội của chúng so với tài chính truyền thống. Chắc hẳn thị trường này trong tương lai sẽ còn cho ra đời nhiều sản phẩm mới hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

 

Tham gia các kênh thông tin của OTB để bắt kịp những diễn biến mới nhất của thị trường nhé:

Facebook VN:  www.facebook.com/outsidetheblockvietnam

Facebook:    www.facebook.com/outsidetheblock2022

Telegram news:  t.me/OTBchannel

Youtube:   www.youtube.com/@outsidetheblock8831

o
otbmkt

Comment

Vui lòng đăng nhập để bình luận

Có thể bạn quan tâm

Đăng nhập

Chưa có tài khoản? Đăng ký tài khoản

Quyên mật khẩu?

Đăng ký tài khoản

Đã có tài khoản? Đăng nhập

Quyên mật khẩu