Các khái niệm trong Blockchain
Bạn là người mới đang bước đầu tìm hiểu Blockchain nhưng lại bị ngợp bởi quá nhiều thuật ngữ trong ngành này? Vậy thì bài viết này dành cho cho bạn.
Dưới đây là một số khái niệm và các thuật ngữ chuyên dụng để giúp bạn hiểu sâu hơn về Blockchain:
1. Blockchain:
Về cốt lõi, blockchain là một sổ cái kỹ thuật số phân tán lưu trữ dữ liệu dưới bất kỳ hình thức nào. Một blockchain có thể ghi lại thông tin về cryptocurrency giao dịch, NFT quyền sở hữu hoặc Defi hợp đồng thông minh.
Mặc dù bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào cũng có thể lưu trữ loại thông tin này nhưng blockchain là duy nhất ở chỗ nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.
2. Bitcoin:
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành dưới dạng phần mềm mã nguồn mở và phát minh bởi Satoshi Nakamoto. Đây cũng chính là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường crypto.
Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng (peer-to-peer) cho tất cả các giao dịch. Điều này giúp cho Bitcoin loại bỏ bước trung gian trong quá trình thực hiện giao dịch. Nói một cách dễ hiểu, giao dịch Bitcoin sẽ được thực hiện trực tiếp từ người gửi đến người nhận với phí giao dịch cực kì thấp (gần như bằng 0) mà không phải qua bất cứ tổ chức hay cá nhân trung gian nào.
3. Satoshi:
Một Satoshi – được đặt tên theo người sáng lập Bitcoin Satoshi Nakamoto – là đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin mà có thể được ghi lại trên blockchain. Nó có giá trị 0.00000001 BTC
4. Cryptocurrency (Tiền mã hóa):
Là ứng dụng đầu tiên của Blockchain. Tiền mã hóa được thiết kế và lưu trữ trên mạng lưới phi tập chung với mỗi token và các giao dịch được mã hóa.
Altcoin (Alternative coin):
Tất cả cryptocurrency ngoại trừ Bitcoin được gọi là Altcoin
5. Stablecoin:
Stablecoin còn được gọi là đồng tiền ổn định. Đây là một loại tiền kỹ thuật số được phát triển trên Blockchain và có giá trị ổn định. giá của Stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc tiền pháp định (USD, EUR, VNĐ).
Stablecoin được xem là giải pháp triển vọng có thể thay thế được các hệ thống thanh toán truyền thống. Hiện tại, giá trị của các đồng Cryptocurrency, đặc biệt là Bitcoin luôn dao động mỗi ngày. Tuy nhiên, Stablecoin lại đảm bảo mức giá ổn định và có tính toàn cầu, không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.
6. Cold Storage – Cold Wallet (Ví lạnh):
Ví lạnh được xem là giải pháp lưu trữ tiền số an toàn vì chúng được tách rời khỏi Internet. Người dùng chỉ kết nối ví với mạng khi cần giao dịch.
Tất cả các thông tin lưu trữ trong ví được bảo mật bởi một chip có tên Secure Element, vì vậy dù là hacker hay virut cũng không thể tấn công được. Tất cả tài sản của bạn sẽ được đảm bảo an toàn tối đa.
Tuy nhiên, bạn cần phải bỏ ra một số tiền không nhỏ (từ 2-3 triệu đồng) để sở hữu một chiếc ví lạnh. Và việc sử dụng cũng tương đối phức tạp.
7. Hot Storage – Hot Wallet (Ví nóng):
Ví nóng (Hot Wallet) là ví dùng để lưu trữ các loại tiền điện tử. Sở dĩ gọi là ví nóng bởi nó thường xuyên được kết nối với Internet. Nhờ việc thường xuyên kết nối với Internet như vậy nên nó khá tiện dụng. trong các thao tác chuyển và nhận tiền nhanh chóng. Tuy nhiên, ví nóng cũng là tâm điểm của các cuộc tấn công trên mạng.
Các dạng ví nóng phổ biến :
- Ví sàn: Là ví được tạo ra bởi các sàn giao dịch và chịu sự quản lý của sàn.
- Ví phần mềm: Là các ví được xây dựng dưới dạng ứng dụng cho các thiết bị di động như Trust, Metamask, Coi98 wallet,…
8. DAO (Decentralized Autonomous Organization):
Một tổ chức được xây dựng dựa trên bộ quy tắc và quyền tự quyết có cấu trúc mô hình phân cấp của Blockchain, loại bỏ những thủ tục rườm rà và tốn kém chi phí về nhân lực.
9. Dapps (Decentralized apps):
Về cơ bản, đây là những chương trình sử dụng Blockchain để tạo ra các ứng dụng chạy trên mạng phân cấp.
10. DeFi:
Tài chính phi tập trung, chỉ các hoạt động tài chính như cho vay, gọi vốn, đầu tư sử dụng các hợp đồng thông minh chạy trên các Blockchain Platform như Ethereum, EOS, DOT, NEO…
11. DDoS Attack
Một cuộc tấn công bằng cách gửi một lượng lớn dữ liệu vô nghĩa hoặc độc hại để làm tê liệt một hệ thống sàn giao dịch nhằm mục đích phá hoại hoặc đánh cắp tiền điện tử.
12. ASIC
Những cỗ máy chuyên biệt dùng để khai thác một vài loại coin nhất định ngoài ra không có tác dụng gì khác. Vì là cỗ máy chuyên biệt nên thường có hiệu suất lợi nhuận cực kỳ cao; nhưng chúng cũng nhanh chóng bị đào thải bởi các cỗ máy ASIC thế hệ tân tiến hơn.
13. POW (Proof of Work):
Thuật toán đồng thuận bằng chứng công việc, trong đó các người đào coin phải chứng minh việc họ đã giải mã thuật toán để nhận được phần thưởng.
14. POS (Proof of Stake) :
Thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần, trong đó các người staking coin phải khóa một lượng coin nhất định và cung cấp cơ sở hạ tầng để xác thực giao dịch nhằm nhận được phần thưởng. Ngoài ra còn nhiều thuật toán đồng thuận khác nhưng ít phổ biến hơn.
15. ICO (Initial Coin Offering):
ICO là một hình thức kêu gọi vốn đầu tư khá phổ biến trong các dự án tiền Crypto. Khi một công ty hay nhóm phát hành ra cryptocurrency của riêng họ, họ thường tạo ra một số lượng Token nhất định và bán ra những mã token này cho các nhà đầu tư trong nhiều đợt Crowdsale khác nhau. Chúng giống như phiên bản mã hóa của một thị trường chứng khoán IPO (Initial Public Offering)
16. IEO (Initial Exchange Offering):
Tương tự như ICO nhưng nó được liên kết với các sàn giao dịch để đảm bảo tính thành công của dự án vì chắc chắn dự án được liệt kê tiền điện tử của họ lên sàn giao dịch. IEO ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của sàn giao dịch nên thường được họ sàng lọc kỹ, tuy nhiên không phải dự án IEO nào cũng thành công và có lợi nhuận.
17. IDO (Initial DEX Offering)
Hình thức gọi vốn và liệt kê tiền điện tử trong các sàn giao dịch phi tập trung.
18. INO (Initial NFT Offering):
Tương tự, nhưng thay vì bán token thì sẽ bán các NFT của dự án.
19. Marketcap:
Tổng giá trị thị trường của một loại coin. Giá trị này được tính bằng giá khớp lệnh gần nhất nhân với tổng số coin lưu hành trên thị trường của một loại coin nào đó. Giá trị này có thể biến động tuỳ theo nhu cầu của thị trường giữa người mua và người bán ở từng thời điểm. Đây là thông tin quan trọng để xếp hạng coin.
20. Dominance:
BTC Dominance (DOM, BTC.D), tạm dịch: ưu thế thống trị. Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc và vô cùng quan trọng trong lĩnh vực tiền điện tử. BTC Dominance có thể hiểu nôm na là một tỷ lệ thống trị của Bitcoin, hay đó chính là tỷ lệ phần trăm vốn hóa mà Bitcoin chiếm trên tổng vốn hóa của toàn bộ thị trường Cryptocurrency.
21. Token:
Là mã tiền điện tử được phát hành dựa trên một nền tảng đã có từ trước đó, sử dụng như một loại tiền tệ. Khác với khái niệm “coin” chỉ loại tài sản hoạt động riêng lẻ và có ví lưu trữ riêng, token có thể được coi là nhiên liệu hoạt động cho một mạng lưới (gas) hay là đơn vị trao đổi trong các ứng dụng (CMT), lưu trữ trên ví của coin và được quy định về phí giao dịch dựa trên nền tảng gốc.
22. Short:
Bán khống một loại tiền điện tử, bạn sẽ kiếm lợi nhuận khi coin đó giảm giá.
23. Long:
Mua khống một loại tiền điện tử, bạn sẽ kiếm lợi nhuận khi coin đó tăng giá.
24. Airdrop:
Chiến dịch phân phát tiền điện tử cho một nhóm người khi họ thỏa mãn một số điều kiện nhất định.
25. Smart Contract:
Smart Contract (Hợp đồng thông minh) là một giao thức giao dịch do máy tính hóa tự động thực hiện các điều khoản của hợp đồng khi các điều kiện nhất định được đáp ứng.
Được lưu trữ trong một blockchain như Ethereum, các smart contract cho phép hợp đồng được thực hiện mà không cần người trung gian hoặc sự can thiệp của con người, giảm thiểu thiệt hại do gian lận, chi phí trọng tài và thực thi.
-
Framework Ventures tung quỹ 400 triệu USD đầu tư vào game blockchain
-
Hướng dẫn tạo Ví Blockchain trên Blockchain.info
-
Bitcoin Halving là gì? Những thông tin cần nắm bắt khi Bitcoin Halving 2024
-
Goldman Sachs dự kiến Apple sẽ ra mắt sản phẩm Metaverse vào đầu năm 2023
-
Bitmain giảm giá giàn khai thác trong bối cảnh thị trường gấu tiền điện tử
-
TẠI SAO WEB3 LẠI QUAN TRỌNG?
-
Vitalik Buterin là ai? Thiên tài cô đơn và cuộc “đả phá” quyền lực tập trung
-
NFT đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các startup Hàn Quốc
-
DAO là gì? DAO hoạt động như thế nào ?
-
Thương mại điện tử đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng web3 chưa?
Comment